Ô nhiễm môi trường được xem là vấn nạn của xã hội hiện nay, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường có rất nhiều như: Khí thải từ các khu công nghiệp, chất độc hại và các hoá chất bảo vệ thực vật, chất thải rắn, khói bụi… Đó chính là lý do chúng ta cần tới các hệ thống xử lý khí thải hay tháp rửa bụi và mùi ô nhiễm!
Những tác nhân này đang gây nên ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường và sức khoẻ con người. Cho nên nó không còn là vấn đề của một quốc gia riêng lẻ mà nó mang chất toàn nhân loại. Vấn đề đặt ra lúc này là phải tìm các giải pháp để xử lý các loại ô nhiễm một cách triệt để và có hiệu quả nhất.
Ngoài nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường thì các phương án được các doanh nghiệp và các nhà hoạch định môi trường đưa ra là:
1. Xây dựng hệ thống xử lý khí thải
Xây dựng hệ thống cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh , sinh hoạt để tránh thải ra môi trường các chất khí độc hại, gây tác động xấu đến sức khoẻ và gây ô nhiễm môi trường.
Hệ thống phù hợp để áp dụng cho các trường hợp: lò hơi, lò đốt rác,khí thải hơi dung môi, thải từ lò hơi đốt dầu FO, xử lý khí thải từ quá trình sản xuất tôn mạ kẽm, xử lý khí thải từ nhà máy nhiệt điện đốt than… và các phương pháp xử lý khí thải áp dụng cho các loại khí cụ thế khác.
2. Các phương pháp xử lý mùi
Mùi ô nhiễm là một dạng ô nhiễm không khí được tạo ra từ sự kết hợp của hàng trăm hợp chất khác nhau với nồng độ rất thấp. Nó tạo ra mùi hôi thối khó chịu đặc trưng, tác động đến sức khỏe con người.
Với đặc tính phát tán rộng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ nên đây là loại ô nhiễm cần lưu ý và xử lý triệt để.
Dựa vào thống kê thì mùi ô nhiễm phát sinh từ rác thải sinh hoạt, các ngành công thuộc da, chế biến mủ cao su, sản xuất thức ăn chăn nuôi và hoạt động chăn nuôi gia súc…
Một số phương pháp xử lý mùi được đưa ra như: Áp dụng biện pháp sản xuất sạch nhằm hạn chế mùi, thiêu huỷ bằng phương pháp đốt, phương pháp ngưng tụ, hạn chế bay mùi, pha loãng khí thải có mùi bằng cách nâng cao chiều cao ống thải, tăng tốc độ thải, sử dụng các chất oxy hoá mạnh như ôzôn hoặc H2O2 để oxy hoá mùi hôi thối, sử dụng các chất phụ gia nhằm hạn chế phát sinh mùi hoặc làm giảm cảm giác khó chịu về mùi, sử dụng các loại vật liệu có tính hấp phụ mùi như than hoạt tính, đất xốp hoặc các hoá chất có tính hấp phụ tương tự.
3. Hệ thống tháp xử lý bụi
Ô nhiễm không khí do bụi cũng như các loại ô nhiễm môi trường khác đang ngày càng trở nên bức thiết khi nó đang là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh như hô hấp, viêm da, các bệnh về mắt… và xử lý bụi đang là việc làm cần thiết để bảo vệ môi trường sống của con người.
Để xử lý bụi người ta sử dụng nhiều thiết bị xử lý khác nhau và tùy thuộc vào nguyên lý hoạt động thu giữ bụi, hệ thống xử lý bụi được chia theo cách thức như sau: sử dụng lực quán tính, lực hấp dẫn làm cho bụi tách khỏi dòng không khí lắng đọng lại, nhóm sử dụng thiết bị lọc giữ lại bụi khi dòng không khí đi qua lớp vật liệu lọc, nhóm sử dụng thiết bị thu giữ lại bụi được tích điện khi dòng không khí qua điện trường cao thế, nhóm thiết bị thu giữ bụi dưới dạng ướt.
Ô nhiễm môi trường nói chung đang là vấn đề lớn của xã hội vì vậy đi đôi với phát triển cũng cần đồng hành với nâng cấp hệ thống xử lý môi trường an toàn, triệt để và hiệu quả nhất.
Trong hệ thống xử lý khí thải thì việc sử dụng mặt bích composite FRP để kết nối trong hệ thống là cực kỳ cần thiết và tối quan trọng. Việc này sẽ đảm bảo cho hệ thống được dễ dàng bảo trí, bảo dưỡng trong quá trình vận hành.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét