Dầu thực vật là nguồn cung cấp chất béo chủ yếu cho cơ thể qua khẩu phần ăn hằng ngày. Vì vậy, chất lượng dầu phải trải qua quá trình tinh luyện loại các tạp chất có hại, các chất màu, chất mùi… Có trong dầu chỉ còn là thành phần tinh khiết. Bên cạnh việc phát triển về kinh tế, thì vấn đề môi trường cũng đang được quan tâm sâu sắc. Nước thải chế biến dầu ăn, sa tế sau khi thải ra môi trường. Gây ảnh hưởng rất nhiều hệ động thực vật, tới tài nguyên đất, nước, và tới sức khỏe con người.
Để giải quyết vấn đề này, cần có những biện pháp phù hợp có thể đảm bảo chất lượng nước thải ra môi trường. Không gây ô nhiễm môi trường nguồn tiếp nhận.
Quy trình chế biến dầu ăn, sa tế:
Nguồn phát sinh nước thải chế biến dầu ăn, sa tế:
Nước thải sản xuất dầu ăn, sa tế chứa phần lớn các chất hữu cơ (BOD, COD). Các chất lơ lửng (SS); dầu mỡ và các chất dinh dưỡng (N, P). Nếu nguồn thải này không được xử lý, sẽ rất nguy hại cho nguồn tiếp nhận. Bởi sự phân hủy tạo ra các sản phẩm là các hợp chất có màu và các khí có mùi hôi thối như H2S, CH4,… Cùng với các chất dinh dưỡng N, P với hàm lượng cao thì dễ bị phú dưỡng hóa.
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải chế biến dầu ăn, sa tế:
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải chế biến dầu ăn, sa tế
Xử lý sơ bộ
Nước thải chế biến dầu ăn, sa tế sau khi được thải ra sẽ được tập trung về hố thu gom. Sau đó được đưa qua bể tách dầu. Vì dầu mỡ làm ngăn cản sự trao đổi oxy của vi sinh vật hiếu khí trong nước thải. Đồng thời hạn chế tối đa việc bị tắc bơm, đường ống ở hệ thống xử lý nước thải phía sau. Sau đó nước thải được đưa sang bể điều hòa để ổn định nồng độ và lưu lượng dòng thải.
Xử lý sinh học
Nước thải sẽ tiếp tục đi qua bể UASB. Tại bể UASB áp dụng công nghệ xử lý vi sinh để phân hủy các chất hữu cơ, vô cơ đơn giản. Sau bể UASB nước thải được dẫn qua cụm bể Anoxic và Aerotank. Bể Anoxic kết hợp với Aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, Khử NH4+ và khử NO3– thành N2, khử Photpho. Với việc lựa chọn kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD. Do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-. Tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử . Nước sau cụm bể Anoxic và Aerotank tự chảy vào bể lắng sinh học.
Xử lý bùn
Bùn được giữ lại ở đáy bể lắng. Một phần bùn được tuần hoàn lại bể Aerotank. Phần còn lại sẽ đưa về bể nén bùn và có đơn vị tới thu gom theo định kỳ.
Với lượng Clo đã tính toán ban đầu thì nước thải qua khử trùng có thể xả ra nguồn tiếp nhận đạt QCVN 40:2011/BTNMT.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét